Giới chủ M.U có tiền thì cần gì liêm sỉ

26/09/2019 14:59

Có vẻ như giới chủ sở hữu của Man United sẽ không lo lắng lắm về thành tích thi đấu của đội bóng khi mà tiền bạc vẫn ùn ùn kéo đến, chui vào két của họ.



Hôm thứ ba vừa qua, 3 ngày sau trận thua nhục nhã 0-2 trước West Ham, gia đình Glazer hân hoan thông báo mức doanh thu hàng năm của Man United tăng lên thành 615 triệu bảng. Một lần nữa, "CLB bóng đá lớn nhất thế giới" tự phong sẽ chứng tỏ mình là người đứng đầu giải đấu Premier League… về mặt kiếm tiền.

Tuy nhiên, vấn đề của Man United là họ chỉ có tin tốt ở mảng tài chính. Trên sân cỏ, màn trình diễn của thầy trò HLV Ole Gunnar Solskjaer tiếp tục gây thất vọng nặng nề khi họ ngày càng tụt lại phía sau Liverpool và Man City. Ngược lại, về mặt tài chính, ĐKVĐ Premier League có doanh thu hàng năm là 581 triệu bảng, trong khi Liverpool báo cáo con số 455 triệu bảng. 12 tháng trước, United đã vượt xa cả hai đối thủ khi công bố doanh thu là 590 triệu bảng.

Doanh thu hàng năm tăng trưởng là tốt rồi, còn thành tích thì kệ
Doanh thu hàng năm tăng trưởng là tốt rồi, còn thành tích thì kệ

Kể từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu sáu năm trước, United chỉ xuất sắc trong hai lĩnh vực: kiếm tiền từ sân cỏ và thất bại trong các cuộc đua danh hiệu. Phó chủ tịch Ed Woodward, người bị chủ sở hữu buộc phải điều hành Man United, tuyên bố vào tháng 5.2018 rằng: "Thành tích thi đấu không thực sự có tác động lớn vào khâu kiếm tiền của CLB".

Phong độ thi đấu có thể không tác động đến sự tăng trưởng của thương mại trong thời điểm này, nhưng không thể nói nó vẫn sẽ như thế trong tương lai. Nhưng cái đấy nhà Glazer không cần đếm xỉa đến.

Tại một diễn đàn người hâm mộ gần đây, Man United đã nhấn mạnh rằng: "Khi thương mại thành công rực rỡ, chúng tôi sẽ ưu tiên hàng đầu vào việc đạt được thành công trên sân cỏ". Và điều đó có nghĩa là HLV Solskjaer đang đứng trong làn đạn bởi Man United tiếp tục bê bết tại Premier League.

Giao quyền điều hành cho Ed Woodward, miễn là kiếm tiền tốt là được
Giao quyền điều hành cho Ed Woodward, miễn là kiếm tiền tốt là được

Thất bại 0-2 vào chủ nhật tại West Ham là trận thua thứ 10 của Man United trong 19 trận gần nhất dưới thời HLV người Na Uy. Trên các mặt trận, để tìm được trận thắng trên sân khách gần nhất thì phải lần ngược về tháng 3.2019, khi M.U đánh bại PSG trên đất Pháp.

Những cú hích đầy quyết tâm của CLB nhằm cải thiện thành tích sân cỏ đều là nhát chém bay ghế HLV. David Moyes, Louis van Gaal và Jose Mourinho đều có thể chứng thực điều đó. Nhưng đâu phải cứ đá kém là do HLV, câu hỏi cần phải nêu trách nhiệm của cả nhà Glazer và Woodward.

Đương nhiên, Ed Woodward sẽ phải đưa ra đánh giá về năng lực hiện tại của Man United khi ông làm việc với các cổ đông, các nhà đầu tư. Nếu ông ta chỉ dùng các con số tài chính để minh hoạ thì chẳng khác gì bạo chúa Nero dùng hơi men để quên đi thành Rome đang bùng cháy.

Nhưng ông ta chỉ biết có thế thôi, đành chịu không thể giải thích được tại sao M.U thua trên sân nhà, tụt lại phía sau Man City và Liverpool hay buộc phải chơi ở Europa League. Kể từ khi Woodward chịu trách nhiệm điều hành chung từ mùa giải 2013/14, song song với việc bổ nhiệm Moyes làm HLV, Man United thường kém các nhà vô địch khoảng 21,5 điểm. Nhưng có hề gì, tiền vẫn ào ạt chảy vào ngân khố.

CĐV Man United chưa nguôi căm hận nhà Glazers
CĐV Man United chưa nguôi căm hận nhà Glazer

Trong suốt thời gian đó, Woodward và nhà Glazer đã sa thải 3 HLV, duyệt các BHĐ đắt giá như Angel Di Maria, Memphis Depay, Alexis Sanchez, và những kế hoạch chiến lược kém cỏi. Khi Mourinho bị sa thải, Man United hạ quyết tâm thuê một giám đốc kỹ thuật để lo mua bán cầu thủ, nhưng gần 10 tháng trôi qua, họ vẫn chưa thực hiện được việc quan trọng đó.

Các nguồn tin cho rằng, một số ứng cử viên đã tránh xa Man United vì họ chỉ được phép báo cáo trực tiếp với Woodward thay vì có một đường dây trực tiếp với chủ sở hữu, người có quyền tối cao trong việc ký séc. Nhà Glazer, trong khi đó, giữ im lặng trước sự suy tàn của Man United để hưởng lợi.

Những CĐV chưa bao giờ chấp nhận nhà Glazer do CLB phải tiếp quản khoản nợ 307,1 triệu bảng của họ vào năm 2005, khiến Man United rơi vào cảnh nợ nần. Và theo báo cáo của tờ The Guardian vào tháng 10 năm 2018, quyền sở hữu đã giúp nhà Glazer rút từ CLB hơn 1 tỉ bảng. Lời lãi buôn nào cho lại?

Nên nhớ M.U là CLB bóng đá chứ không phải công ty kinh doanh
Nên nhớ M.U là CLB bóng đá chứ không phải công ty kinh doanh

Trong khi đó, Sheikh Mansour bin Zayed al Nahyan đã đầu tư hơn 1 tỷ bảng vào Man City trong 11 năm qua, vì vậy vận mệnh của 2 CLB cùng thành phố này tương phản nhau như thế nào thì đã rõ. Trong khi Man City đã chi tiêu khôn ngoan, tuyển dụng thông minh và nâng cấp sân vận động Etihad một cách thường xuyên, United đã đi một con đường khác.

Có ai ngờ được sân Old Trafford xuống cấp vì thiếu đầu tư đến mức mái che bị dột trước trận đấu derby Manchester mùa trước. Và một dòng nước đã tuôn xuống những chỗ ngồi trên khán đài mang tên Sir Bobby Charlton.

Những bản hợp đồng tồi tệ, một SVĐ già cỗi và thiếu khẩn trương thực hiện các vấn đề quan trọng là những vấn đề đã xác định trong kỷ nguyên Glazer, và kể từ khi Woodward thay thế David Gill.

Nhưng có lẽ nó không thực sự bất ngờ. Những người ủng hộ nhà Glazer cướp được CLB bóng chày Tampa Bay Buccaneers, đã chứng kiến ​​sự trôi dạt vào bóng tối kể từ khi đội giành được Super Bowl năm 2003. Giờ đây, Man United dường như cũng đang đi theo hướng tương tự.

​Tiền vẫn đang đến ồ ạt, và như Woodward thừa nhận, những gì xảy ra trên sân không ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của Man United. Nhưng nên nhớ Man United là một đội bóng chứ không phải là công ty kinh doanh.

Theo Bongdaplus

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Giới chủ M.U có tiền thì cần gì liêm sỉ