Xẻ đôi hòn đá "biết chạy", chuyên gia sững sờ: "Chưa từng thấy!"

15/01/2022 16:28

Thấy những viên đá ở làng Costesti lớn lên, mọc thêm, thậm chí biết chuyển động các chuyên gia đã xẻ đôi ra xem thử và họ đã vô cùng sửng sốt.

Ở Rumani, làng Costesti, có một loại đá kỳ lạ gọi là đá Trovants. Đá trovant đặc biệt phát triển mạnh về kích thước khi tiếp xúc với nước. Sau các trận mưa, chúng sẽ tự phình to so với kích thước ban đầu.

Trovants là một từ đồng nghĩa với thuật ngữ tiếng Đức “Sandsteinkonkretionen”, có nghĩa là Cát xi măng. Chúng được cho là một loại bê tông sa thạch tiết ra xi măng và đôi khi có thể phát triển như thể chúng đang sống.

Điều kỳ lạ chưa dừng ở đó, sau khi "uống" nước mưa, các viên đá Trovants có thể chuyển động giống như những tảng đá trượt của thung lũng chết nổi tiếng (nằm giữa hai bang California và Nevada của Mỹ).

Các nhà khoa học muốn sử dụng các phương pháp khoa học và hợp lý để giải đáp bí ẩn về những viên đá kỳ lạ tại đây. Vì vậy họ đã sử dụng thiết bị chuyên dụng để cắt đôi viên đá ra làm đôi.

Sau khi cắt viên đá và nhìn thấy "cấu tạo" bên trong của viên đá, các nhà khoa học đã chết lặng, bởi cấu tạo bên trong của đá Trovants không giống một viên đá thông thường mà giống cấu tạo bên trong của một cái cây hơn.

Có những vòng tròn giống vân gỗ bên trong đá. Một số chuyên gia phỏng đoán rằng "vật chất" của viên đá này hút nước nên sẽ phồng lên khi gặp nước, nhưng tại sao nó lại di chuyển và tại sao bên trong lại giống như vân gỗ thì vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.

Kết quả phân tích cho thấy không có khác biệt nào về mặt khoáng chất giữa phần lõi của đá Trovant và lớp cát xung quanh. Chất gắn kết trong tảng đá thường là hợp chất chứa carbonate. Theo vài báo cáo, có một bồn địa trầm tích trong khu vực cách đây 6 triệu năm.

Loại đá này đã được hình thành từ cả chục triệu năm trước theo cách thức mà các nhà khoa học còn đang tranh cãi. Theo giả thuyết của Đại hội Địa chất Quốc tế năm 2008, đá Trovants đại diện cho kết cấu từ tính phản ánh các điều kiện cổ động lực học (địa chấn cổ).

Nó tương ứng với các thành phần cụ thể của trầm tích cát có chứa các dung dịch cục bộ (đặc biệt là cacbonat) tích tụ trong cát, trong các chấn động địa chấn quan trọng và dưới ảnh hưởng của các lực dính bên trong có xu hướng ở dạng hình cầu.

Lực hấp dẫn, chấn động địa chấn, lực dính của dung dịch (đặc biệt là sức căng bề mặt) và cường độ bám dính giữa các hạt cát và chất lỏng được cho là tham gia vào quá trình này.

Sự phát triển (mọc thêm và lớn lên) của đá Trovants ở Romania được cho là kết quả của một phản ứng hóa học bên trong xảy ra giữa các lớp trầm tích và khoáng cacbonat khi có nước mưa.

Để bảo vệ những thành tạo địa chất bất thường này, Khu bảo tồn thiên nhiên “Muzeul Trovantilor” hay Bảo tàng Trovants đã được cơ quan địa phương phát triển ở Quận Valcea vào năm 2004 và hiện đã được UNESCO bảo vệ.

Theo Kienthuc.net

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xẻ đôi hòn đá "biết chạy", chuyên gia sững sờ: "Chưa từng thấy!"